Xuất bản thông tin

null Huyện Tháp Mười: Tính đến tháng 8 năm 2022, huyện có 11 mô hình chuyển đổi số

Chi tiết bài viết Tin tức

Huyện Tháp Mười: Tính đến tháng 8 năm 2022, huyện có 11 mô hình chuyển đổi số

Trên cơ sở thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp năm 2022, huyện Tháp Mười đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tại các ban, ngành huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Tính đến tháng 8/2022, đã có 11 mô hình chuyển đổi số tại 09 đơn vị.

           Mô hình Phần mềm họp không giấy eCabinet của Văn phòng Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười

            Cụ thể, mô hình Phần mềm họp không giấy eCabinet của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; mô hình Chuyển đổi số trên lĩnh vực Du lịch của Phòng Văn hóa và Thông tin; mô hình Triển khai Bệnh án điện tử của Phòng Y tế; mô hình Ký số của Phòng Giáo dục và Đào tạo; mô hinh Tuổi trẻ Công an Tháp Mười và nhiệm vụ chuyển đổi số, Trang Zalo và Trang Facebook của Công an huyện Tháp Mười; mô hình Phần mềm hệ thống quản lý dữ liệu Hợp tác xã nông nghiệp báo cáo số liệu định kỳ lĩnh vực kinh tế hợp tác, Phần mềm số hóa quy trình OCOP trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; mô hình Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên phần mềm Misposasoft của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; mô hình Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân của xã Đốc Binh Kiều và mô hình Thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 đến tận người dân của xã Mỹ Hòa.

            Việc thực hiện chuyển đổi số nhằm xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước, từ đó giảm bớt thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ tiện ích số mang lại giá trị gia tăng cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, thân thiện, dễ dàng sử dụng./.

Hoàng Kha, Trung tâm VH-TT huyện Tháp Mười